Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin. Con người lưu trữ thông tin trên các thiết bị điện tử ví dụ như máy tính bảng, smartphone,… Để nguồn thông tin được lưu trữ có tính đồng nhất thì sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu là cần thiết. Vậy thế nào là cơ sở dữ liệu? Cơ sở dữ liệu ứng dụng trong SEO là gì? Cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục
Cơ sở dữ liệu là gì?
Cơ sở dữ liệu (CSDL) là hệ thống thông tin có cấu trúc, có tính nhất quán được lưu trữ tại các thiết bị lưu trữ. Nhằm phục vụ nhu cầu khai thác và sử dụng cho nhiều người, nhiều chương trình khác nhau. Không cơ quan, đơn vị nào có thể phủ nhận được vai trò của dữ liệu.
Các cơ sở dữ liệu được sắp xếp theo cấu trúc riêng, tạo thành các trường dữ liệu hay bản dữ liệu, và có thể liên hệ với nhau. Được người sử dụng chỉnh sửa, bổ sung, truy cập, truy xuất tùy theo mục đích sử dụng khác nhau.
Hệ thống cơ sở dữ liệu có thể khắc phục tất cả các nhược điểm của hệ thông tin khi được tích trữ dưới dạng tệp tin như: Hạn chế tối đa sự trùng lặp, tăng sự chia sẻ về thông tin. Kiểm soát được số người truy xuất và truy cập vào nguồn thông tin nhờ tính năng quyền bảo mật.
Vậy cơ sở dữ liệu là gì? Cơ sở dữ có cần thiết không?
Tại sao cần phải có cơ sở dữ liệu?
Tại các cơ quan, đơn vị hành chính, các doanh nghiệp nhỏ lẻ thường có khối lượng thông tin ít, mục đích sử dụng trong phạm vi hẹp nên họ thường sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu cổ điển.
Ưu điểm của loại này là giúp quản lý nhiều dữ liệu được nhanh chóng, tiện lợi, không cần đầu tư nhiều về chất xám, về cơ sở vật chất.
Nhưng nhược điểm là các thông tin có thể không được nhất quán do có tổ chức đơn lẻ tại nhiều nơi không tập hợp lại được. Đặc biệt các hệ thống file riêng rẽ nên các nơi không có sự chia sẻ thông tin.
Chính vì vậy việc xây dựng hệ thống nàylà cần thiết. Không những giúp thông tin dữ liệu được đồng nhất, kể cả những thông tin mang tính hệ thống lớn. Mà còn có thể chia sẻ được cho nhiều người, sử dụng được nhiều thông tin cùng một lúc nên đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau của cá nhân.
Đọc thêm: Dịch vụ SEO website tổng thể uy tín hiệu quả hiện nay
Mô hình cơ sở dữ liệu
Một mô hình cơ sở dữ liệu đại diện cho cấu trúc logic của hệ thống cơ sở dữ liệu. Nó xác định các mối quan hệ và quy tắc để quyết định cách dữ liệu được lưu trữ, tổ chức và truy xuất. Mỗi ứng dụng cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên một mô hình dữ liệu cụ thể. Các mô hình cơ sở dữ liệu riêng lẻ được thiết kế theo các quy tắc và khái niệm của mô hình dữ liệu tổng quát mà ứng dụng cơ sở dữ liệu sẽ áp dụng.
Đặc điểm của cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các thông tin có sự liên kết với nhau tạo nên tính logic. Từ nguồn dữ liệu này có thể tìm kiếm được nguồn dữ liệu khác. CSDL được tạo nên có mục đích sử dụng rõ ràng, phù hợp cho một nhóm đối tượng cùng sử dụng đồng thời.
Ví dụ: Trên một trang Web sẽ có 3 phần. Phần lập trình được thiết kế bởi lập trình viên giúp cho trang hoạt động theo mục đích của chủ web. Phần dữ liệu như video, media dùng cho đối tượng người sử dụng với mục đích khai thác thông tin. Phần CSDLnhư bài viết, tin tức, đánh giá,.. là do admin cập nhật với nội dung muốn gửi đến người dùng.
CSDL xuất hiện rộng rãi ở mọi lĩnh vực trong đời sống ví dụ như lưu trữ danh bạ bạn bè trong điện thoại, lưu trữ bạn bè trong facebook, lưu trữ các địa chỉ mail, yahoo. Lưu trữ lịch sử các hoạt động trên ứng dụng Grab, ứng dụng Uber,… Lưu trữ giao dịch tại ngân hàng,…
Theo thống kê có khoảng 99,99% các ứng dụng cần đến cơ sở dữ liệu. Như vậy hầu như không đơn vị nào không có nhu cầu sử dụng hệ dữ liệu cả. Từ những dữ liệu đơn giản ví dụ như file text, microsoft access, sqlite,… đến các nguồn dữ liệu lớn và phức tạp như SQL Server hay Oracle,….
6 mô hình cơ sở dữ liệu thông dụng
Mô hình dạng file phẳng
Đây là mô hình thông dụng nhất trong các mô hình cơ sở dữ liệu hiện nay. Với đặc điểm là quy mô nhỏ và vừa nên các nội dung thể hiện thường là file đơn giản như word, excel,…
Ví dụ như file thông tin của khách hàng khi mua hàng hóa tại doanh nghiệp, thông tin sẽ được trữ lại khi cần in ra. Thì file tồn tại dưới dạng bảng bao gồm các cột như số thứ tự, họ và tên, địa chỉ, tên hàng hóa đã mua, giá thành,…
Mô hình dạng phân cấp
Ở mô hình này dữ liệu được tổ chức dưới dạng cây, với các nhánh đã được phân cấp theo chiều từ trên xuống. Mỗi dữ liệu được biểu hiện trên 1 nút, mỗi 1 nút thể hiện một thực thể dữ liệu.
Cây thư mục được phân cấp từ trên xuống theo kiểu 1 nút mẹ đẻ ra nhiều nút con. Giữa nút mẹ và con có mối liên hệ với nhau, mỗi nút con phải bắt đầu xuất phát từ nút mẹ.
Mô hình dạng mạng
Đặc điểm cơ bản riêng của mô hình này là có nhiều file đơn lẻ khác nhau được tập hợp lại trong một hệ thống file lớn. Người ta thường gọi đó là bản ghi.
Bản ghi được phân loại và tập hợp lại thành một loại dữ liệu và người ta gọi đó là loại dữ liệu thực thể. Các dữ liệu thực thể liên kết với nhau theo mối quan hệ mẹ và con.
Ưu điểm nổi bật của mô hình này là thể hiện được những dữ liệu mang tính phức tạp, người nhìn sẽ hiểu được dữ liệu muốn nói gì. Nhược điểm là truy xuất chậm nên không phù hợp với dữ liệuquy mô lớn.
Mô hình dạng quan hệ
Mô hình này thể hiện dưới dạng bảng biểu nên giữa các thông tin khác nhau không có mối quan hệ với nhau. Các thông tin có thể được thể hiện qua các hàng, cột. Các hệ dữ liệu chính là các bảng, trong mỗi bản có dòng hàng được gọi là bản ghi, dòng cột được gọi là thuộc tính.
Cơ sở dữ liệu dạng hướng đối tượng
Mô hình cơ bản này cũng giống như mô hình dạng quan hệ là những dữ liệu có thể lưu trữ dưới dạng bảng. Nhưng nó có thêm tính năng mới đó là lưu trữ thêm các nội dung hành vi trong bảng để thể hiện cho người ý nghĩ của admin là gì.
Mỗi bảng chính là một lớp, mỗi dòng là một đối tượng. Các ứng dụng mà mô hình hướng đến ví dụ như: ứng dụng MS SQL server, ứng dụng Oracle, ứng dụng Postgres
Cơ sở dữ liệu dạng bán cấu trúc
Dạng dữ liệu này các thông tin được lưu theo kiểu XML, các thông tin thể hiện tại các tag. Ưu điểm nổi bật của mô hình này là có thể lưu trữ được tất cả các loại dữ liệu nên rất phù hợp cho quá trình nghiên cứu.
Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có nghĩa là gì?
Sau khi đã hiểu CSDLlà gì? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hệ quản trị CSDL là?. Nó là tập hợp tất cả các phần mềm cho phép người dùng được định nghĩa về cấu trúc, nhập liệu dữ liệu và thực hiện các thao tác dữ liệu. Nhằm đảm bảo các thông tin được bí mật, an toàn.
+ Định nghĩa về cấu trúc bao gồm các nội dung như: Xác định loại dữ liệu, xác định cấu trúc của dữ liệu, xác định những ràng buộc của dữ liệu.
+ Nhập liệu dữ liệu là thao tác nhằm lưu trữ dữ liệu vào thiết bị lưu trữ. Sau đó dữ liệu được hệ quản trị điều khiển.
+ Thao tác dữ liệu bao gồm các nội dung như truy xuất dữ liệu, cập nhật dữ liệu, tổng hợp dữ liệu để làm báo cáo.
6 hệ quản trị CSDL thông dụng:
- Hệ thống Oracle: Là hệ cơ sở dữ liệu được sử dụng rộng rãi trên thế giới với khởi đầu là phần mềm quản trị. Hiện tại nó cung cấp nhiều dịch vụ cho các doanh nghiệp.
- Hệ thống SQlite: Có đặc điểm nhỏ, gọn, đầy đủ nên được dùng để cài đặt trong các ứng dụng khác.
- Hệ thống MongoDB: Có tác dụng chính là truy vấn thông tin
- Hệ thống PostgreSql: Đặc điểm nổi bật là lưu trữ nhiều dữ liệu không gian một cách hiệu quả.
- Hệ thống Redis: Đặc điểm chính là lưu trữ key value, hỗ trợ các dạng cấu trúc cho nhiều hệ dữ liệu khác nhau.
- MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến, nhất là tại ứng dụng của website. MySQL kết hợp với PHP để tạo nên các website với ưu điểm nổi bật là tốc độ cao, dễ dùng, tương tác với nhiều hệ điều hành như Linux, Window, …
Cùng tìm hiểu thêm về MySQL tại:https://www.techtarget.com/searchoracle/definition/MySQL#:~:text=MySQL%20is%20an%20Oracle%2Dbacked,including%20Linux%2C%20UNIX%20and%20Windows.
Đối tượng sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Nếu dữ liệu mang tính nhỏ lẻ và tính cá nhân như lịch làm việc, danh bạ,…thì đối tượng sử dụng là một cá nhân. Cá nhân tự tạo và thực hiện thao tác.
Nếu dữ liệu mang tính chất rộng lớn như quản lý tài chính tại các ngân hàng, quản lý và điều hành các chuyến bay thì đối tượng tham gia là nhóm cá nhân.
- Đối tượng sử dụng trực tiếp
– Người quản trị dữ liệu: Có trách nhiệm quản lý về nội dung của dữ liệu như tạo dữ liệu, chia quyền sử dụng, bảo vệ sự an toàn cho dữ liệu,…
– Người thiết kế cơ sở dữ liệu: Có trách nhiệm xác định nguồn dữ liệu nào cần và không cần lưu trữ để xử lý, chọn lựa cấu trúc của dữ liệu cho phù hợp, tìm hiểu yêu cầu của người sử dụng dữ liệu để phân tích, thiết kế CSDL phù hợp.
– Người truy cập cơ sở dữ liệu: Đây là người cuối cùng sử dụng dữ liệu. Có trách nhiệm truy vấn, cập nhật và thống kê, lập báo cáo.
- Đối tượng sử dụng gián tiếp
Những người làm nhiệm vụ phân tích và tạo hệ thống dữ liệu, những người phát triển công cụ, những người chạy thử và người bảo trì hệ thống dữ liệu.
Lợi ích việc sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu
- Dùng hệ quản trị cơ sở dữ liệu giúp dữ liệu không bị dư thừa, ngăn chặn tình trạng truy cập bất hợp pháp, cung cấp dữ liệu lâu dài. Từ dữ liệu này có thể suy dẫn ra các dữ liệu khác, phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng.
- Thể hiện được sự liên hệ phức tạp giữa các dữ liệu với nhau.
- Đảm bảo dữ liệu được ràng buộc
- Cho phép sao lưu, phục hồi dữ liệu.
Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và các mô hình CSDL giúp các bạn hiểu được rõ hơn về cơ sở dữ liệu để biết cách sử dụng hệ thống cơ sở này hiệu quả.